Đặc điểm và phân loại Đông Trùng Hạ Thảo TQ Cordyceps sinensis tự nhiên

Thông tin chi tiết

Hiện nay, đã phát hiện được nhiều loại Đông Trùng Hạ Thảo, trong đó đông trùng hạ thảo Trung Quốc được chú ý nhiều hơn cả về hình thái sinh học và phân loại. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng– Trung Quốc nổi tiếng nhất thực chất là loại Cordyceps sinensis.

Môi trường sống tự nhiên của Đông Trùng Hạ Thảo Trung Quốc Cordyceps sinensis

Đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis có dạng nấm, dạng quả thể mọc trên xác sâu bướm thuộc giống Hepialus ở độ cao trên 3800m ở Tây Tạng, các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, Nepal và trên các đồng cỏ ở cao nguyên thuộc Himalaya. Mặc dù vậy, đôi khi cũng gặp đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis mọc ở các vật chủ là côn trùng khác.

Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng- Trung Quốc loài Cordyceps sinensis khô

Hình dạng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis

Cây nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis có gốc gắn với đầu của sâu, có hình dáng giống như gậy đánh khúc quân cầu, đầu nấm có dạng hình chùy. Tên gọi Cordyceps xuất phát từ tiếng Latinh, Cord = chùy, ceps = đầu (Xem hình ảnh minh họa).

Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng loài Cordyceps sinensis tươi có thân nấm màu nâu xanh

Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis dạng quả thể có màu nâu đen hoặc màu đen, dài khoảng 4-11 cm, khối lượng khoảng 0,06g. Sâu khi còn tươi có dạng con tằm, có màu vàng đến màu nâu, đầu màu đỏ nhạt, dài khoảng 3-5 cm. Sâu có 8 đôi chân, 4 đôi chân ở giữa thân sâu là trông rõ nhất.

Khi nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis đạt đến độ thành thục nhất, nó sẽ tiêu thụ đến 99% chất dinh dưỡng từ thân sâu. Và đến lúc này, sâu thực chất đã chết, chỉ còn là cái xác khô.

Cơ chế sinh tồn của ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Cordyceps sinensis tự nhiên

Nấm quả thể đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis thành thục sẽ phát tán các bào tử ra chung quanh khoảng vài cm, nếu gặp gió thì chúng có thể phát tán cao và xa hơn. Một số loài sâu của giống Hepialus bị nhiễm nấm bởi các bào tử nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis.

Cơ chế xâm nhiễm của nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis vào sâu đến nay chưa biết rõ. Vào mùa đông, sâu bị nhiễm bào tử nấm qua ăn phải bào tử nấm hoặc qua hơi thở của sâu. Nấm phát triển bằng chất dinh dưỡng của sâu và làm sâu chết khô. Đến mùa hè, nấm dong trung ha thao Cordyceps sinensis phát triển thành cây mọc ra từ đầu sâu vươn lên khỏi mặt đất. Thời gian để Nấm Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis phát triển thành dạng quả thể kéo dài trong cơ thể sâu cả các tháng mùa đông đến cuối xuân đầu hè.

Thời gian thu hoạch Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis tự nhiên

Nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis thuộc vào loại nấm phát triển hàng năm. Trên các đồng cỏ của Tây Nam Trung Quốc hoặc cao nguyên Himalaya, người ta thu hoạch Đông Trùng Hạ Thảo Cordyceps sinensis vào tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.

(Nguồn: tác phẩm ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO- Tác giả GS. TSKH. ĐÁI DUY BAN và TS. LƯU THAM MƯU – NXB Y HỌC 2009- Biên tập bởi dongtrunglinhchi.com)