Bệnh cao huyết áp và đột quỵ
Thông tin chi tiết
Bệnh cao huyết áp và phân loại mức cao huyết áp
Cao huyết áp đưa đến những biến chứng như tai biến mạch máu não ,chết cơ tim cấp tính, suy tim, suy thận, rút ngắn tuổi thọ. Bệnh cao huyết áp là một bệnh nguy hiểm nhưng trong đa số trường hợp không gây ra triệu chứng lạ, làm cho đa số người bị cao huyết áp thường không biết để có biện pháp điều trị kịp thời. Cũng vì thế, bệnh cao huyết áp nổi danh là một “căn bệnh thầm lặng”.
Ý nghĩa các chỉ số huyết áp
Khi đo huyết áp, ta thấy nó được diễn tả bằng 2 số, thí dụ 140/90. Số “140” ở trên được gọi là áp suất tâm thu (áp suất Systolic), là sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tim co bóp để bơm máu ra khỏi tim. Số “90” ở dưới được gọi áp suất tâm trương (áp suất diastolic), là áp suất trong lòng động mạch khi tim dãn ra giữa hai nhịp co bóp. Số trên tượng trưng áp suất cực đại trong lòng động mạch và số dưới tượng trưng áp suất cực tiểu trong lòng động mạch.
Phân loại mức độ cao huyết áp
Theo sự phân loại mới, chỉ số áp suất tâm thu bình thường dưới 120 và áp suất tâm trương dưới 80. Huyết áp từ 140/90 trở lên được xem là cao (đo ít nhất 3 lần, vào 3 dịp khác nhau):
- Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu ( số trên) ít hơn 120, huyết áp tâm trương (số dưới) ít hơn 80.
- Tiền cao huyết áp: Những vị có áp suất systolic trong khoảng từ 120 đến 139, hoặc áp suất diastolic từ 80 đến 89, được xem là tiền cao áp huyết, sau dễ tiến đến cao áp huyết.
- Cao huyết áp độ 1: Áp suất systolic: 140 đến 159, áp suất diastolic: 90 đến 99.
- Cao huyết áp độ 2: áp suất systolic: từ 160 trở lên, áp suất diastolic: từ 100 trở lên.
Phạm vi trong bảng áp dụng cho hầu hết người lớn (từ 18 tuổi trở lên), những người không có bệnh nghiêm trọng ngắn hạn.
Huyết áp không phải là một số cố định. Huyết áp giảm khi bạn ngủ và tăng lên khi bạn thức dậy. Huyết áp cũng tăng lên khi bạn đang bị kích thích, lo lắng, hoặc hoạt động. Nếu con số của bạn ở trên bình thường hầu hết thời gian, bạn có nguy cơ cho các vấn đề sức khỏe. Nguy cơ phát triển như con số huyết áp tăng lên. “Tiền cao huyết áp” có nghĩa là bạn có thể kết thúc với cao huyết áp, trừ khi bạn thực hiện các bước để ngăn chặn nó.
Nếu bạn đang được điều trị cao huyết áp và có chỉ số huyết áp lặp lại ở mức bình thường, nghĩa là huyết áp của bạn đã được kiểm soát. Bạn nên đến gặp bác sĩ và tiếp tục điều trị theo kế hoạch để giữ cho huyết áp của bạn được kiểm soát.
Huyết áp tâm thu và tâm trương số có thể không thuộc cùng thể loại huyết áp (4 mức nêu bên trên). Trong trường hợp này, bạn được tính thuộc vào thể loại nặng hơn. Ví dụ, nếu số huyết áp tâm thu của bạn là 160 và số tâm trương của bạn là 80, bạn đang ở cao huyết áp giai đoạn 2. Nếu số huyết áp tâm thu của bạn là 120 và số tâm trương của bạn là 95, bạn cao huyết áp giai đoạn 1.
Nếu bạn có bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính, cao huyết áp được định nghĩa là 130/80 mmHg hoặc cao hơn. Chỉ số cao huyết áp (HBP) cũng khác nhau cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Trên đây là phân loại mức độ cao huyết áp của Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH). Quý vị có thể tham khảo bài viết gốc tại địa chỉ website của Viện này: http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/hbp/
Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ- tai biến mạch máu não
Nhiều người nghĩ rằng bệnh cao huyết áp không nguy hiểm, chỉ là gây nhức đầu, chóng mặt, uống thuốc là khỏi, và nhiều khi thấy huyết áp hạ thì họ tự ý bỏ thuốc và cũng không đi khám bác sĩ. Mà không biết rằng cao huyết áp là nguyên nhân chính (chiếm 80%) gây nên tình trạng đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đặc biệt, với những người đang có sẵn một số bệnh lý kèm theo (như đái tháo đường, mỡ máu, xơ vữa động mạch…) thì nguy cơ đột quỵ càng cao.
Cao huyết áp rất dễ gây ra đột quỵ
Cao huyết áp làm tăng áp lực của máu lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương. Tổn thương ngày càng nhiều (nếu bị những cơn cao huyết áp ác tính) có thể làm mạch máu bị vỡ ra, nặng thì gây xuất huyết não, nhẹ thì gây ra những tổn thương nhỏ ở thành mạch. Khi này, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ kéo đến để thực hiện công tác gây đông máu, làm lành vết thương, nhưng việc này lại dẫn đến hình thành các cục máu đông, cộng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol thường gặp ở những người cao huyết áp sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, lâu dần dẫn đến bít tắc các mạch máu não gây ra thiếu máu cục bộ tại não (nhồi máu não) dẫn đến các triệu chứng của đột quỵ. Người bị tai biến mạch máu não do cao huyết áp sẽ gặp phải rất nhiều di chứng đáng sợ như nói ngọng, méo mồm, lú lẫn, mất trí nhớ hoặc nặng nề hơn như liệt nửa người, liệt toàn thân, bại não, sống thực vật …Cùng với đó là gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc, điều trị.
Cao huyết áp và hiện tượng nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đó là hiện tượng các mạch máu nuôi tim hay còn gọi là động mạch vành bị tắc nghẽn (giống cơ chế gây tắc mạch máu não) khiến cơ tim chết đi và không thể hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, vùng cơ tim bị tổn thương sẽ lan rộng và dẫn đến tử vong. Nếu tổn thương nhỏ, bệnh nhân sẽ bị suy tim hoặc tăng nguy cơ đột tử.
Thuốc cho người bệnh cao huyết áp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc hạ huyết áp. Thuốc Tây Y rất nhiều mà thuốc Đông Y cũng không ít. Nói về thuốc Đông y thì nổi tiếng hàng ngàn năm nay về điều trị cao huyết áp và phòng chữa đột quỵ có thuốc an cung ngưu hoàng hoàn. Khoa học cũng khẳng định rằng, đông trùng hạ thảo và nấm linh chi cũng giúp điều trị cao huyết áp hiệu quả. Điều trị cao huyết áp bằng Đông Y có điểm chung là thường cần thời gian dài, khoảng 1 đến 2 năm mới thấy hiệu quả rõ ràng.
Cao áp huyết là căn bệnh thầm lặng, lặng lẽ làm tổn thương các cơ quan của cơ thể và rút ngắn tuổi thọ. Chính vì thế, bệnh cao huyết áp cần phải được phát hiện và điều trị sớm để phòng ngừa, giảm tối đa nguy cơ đột quỵ.